Các Phương Pháp Giúp Học Sinh Học Tập Tích Cực

Học tập tích cực là điều mà rất nhiều giáo viên và phụ huynh đang quan tâm đến, nếu trước đây chúng ta chỉ cần học sinh tập trung vào bài vở thì giờ đây người lớn lại càng quan tâm đến vấn đề học sinh chủ động trong việc học nhiều hơn.

Học Sinh Học Tập Tích Cực Là Gì?

Học tập tích cực được Felder và Brent (2009) định nghĩa là “bất cứ điều gì liên quan đến khóa học mà tất cả học sinh được yêu cầu thực hiện thay vì chỉ xem, nghe và ghi chú”

Học tập tích cực còn là quá trình người học chủ động kiến tạo kiến thức mới chuyên sâu hơn dựa trên các kiến thức nền tảng đã được truyền tải.

Sự chủ động trong học tập này sẽ giúp học sinh thấu hiểu sâu sắc vấn đề hơn là chỉ ghi chép. Học sinh sẽ biết vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn và ứng biến theo từng bối cảnh sao cho phù hợp thay vì làm việc rập khuôn. 

Các Phương Pháp Giúp Học Sinh Học Tập Tích Cực

Tạo không khí sôi động vui vẻ cho lớp học

Thông thường, học sinh sẽ xoay quanh giáo viên và hoạt động dưới sự sắp xếp của họ là chính. Nhiều PH còn cho rằng không gian im lặng tại lớp học sẽ kích thích sự tập trung của học sinh. Nhưng một sự thật đáng buồn là điều này lại gây ra phản ứng ngược lại hoàn toàn.

Việc tạo không khí cho lớp học sẽ làm khơi dậy hứng thú học tập trong học sinh nhiều hơn. Để học sinh trở thành trung tâm buổi học không những làm tăng tính học tập tích cực. Đồng thời còn giảm thiểu tình trạng “học vẹt” ở học sinh một cách đáng kể.

Không khí lớp học sôi nổi

Tổ chức các hoạt động làm việc nhóm theo khả năng cá nhân

Mỗi một cá thể trong xã hội đều sẽ có những ưu và khuyết điểm riêng. Giáo viên nên tìm hiểu và quan tâm đến từng cá nhân để tạo ra các nhóm làm việc mà ở đó các học sinh có những kỹ năng để bổ trợ nhau.

Việc kết hợp như vậy sẽ giúp học sinh được làm những công việc đúng sở trường của mình. Tạo cho các em sự tự tin, chủ động và thái độ học tập tích cực hơn. Hợp tác để tìm ra các phương pháp hiệu quả nhằm hoàn thành công việc được giao. 

Tổ chức làm việc nhóm

Tạo cơ hội để học sinh được nêu ý kiến/quan điểm riêng

Khi đưa ra vấn đề, Giáo viên nên để học sinh được nêu lên ý kiến quan điểm cá nhân. Giáo viên sẽ phụ trách lắng nghe, góp ý điều cần thay đổi và đưa ra kết luận cuối cùng.

Thời gian để các em học sinh được tự do thảo luận giúp các em học tập tích cực và cũng là thời điểm giúp giáo viên được thấu hiểu học sinh của mình hơn. Việc đưa ra quan điểm của chính mình trước đám đông cũng tạo cho các em học sinh lòng can đảm.

Tạo cơ hội để học sinh được nêu ý kiến

Sử dụng các biện pháp giảng dạy bằng hình ảnh, video

Thêm biện pháp giảng dạy bằng hình ảnh, video sẽ giúp bài học trở nên đa dạng và thú vị. Thu hút sự chú ý của học sinh từ đó khiến các em học tập tích cực hơn.

Trong tương lai việc sử dụng các biện pháp giảng dạy bằng hình ảnh, video đa sắc màu sẽ càng ngày càng được triển khai phổ biến và rộng rãi hơn.

Giảng dạy thông qua hình ảnh

Tạo ra các trò chơi thú vị 

Một số trường dùng cách này vào việc giảng dạy nhằm tăng sự học tập tích cực của học sinh. Thường thấy nhất là tạo ra các câu trắc nghiệm ở Kahoot. Bằng phương pháp này giáo viên không những làm cho không khí lớp học trở nên vui nhộn mà còn giúp các học sinh có thể củng cố lại kiến thức.

Sử dụng Kahoot tạo ra các trò chơi ôn tập

Xem thêm: 5 bí mật để học giỏi: cách học hiệu quả cho học sinh trung học

Giữ cho học sinh luôn bận rộn

Tiết học thất bại khi nó khiến cho học sinh thấy nhàm chán và muốn làm việc cá nhân. Giáo viên nên chú ý đưa ra các hoạt động liên tục hoặc tương tác với học sinh nhiều nhất có thể để gia tăng tính học tập tích cực ở các em.

Sử dụng sơ đồ Mindmap

Mindmap – bản đồ tư duy cũng ngày càng được sử dụng phổ biến trong giảng dạy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mindmap giúp kích thích thị giác, khả năng quan sát, suy luận logic và khả năng đặt vấn đề của học sinh.

Việc áp dụng Mindmap là một biện pháp tốt giúp học tập tích cực, cải thiện trí nhớ.

Sơ đồ tư duy giúp ghi nhớ lâu hơn

Tóm lại có rất nhiều cách giúp học sinh học tập tích cực. Chúng ta cần lựa chọn cách giảng dạy phù hợp để cải thiện sự tham gia của học sinh. Đồng thời tạo ra một môi trường học tập lành mạnh vui tươi.